Bạn cần nắm bắt được quy cách đóng gói hàng hóa xuất đi nước ngoài cho từng mặt hàng để đảm bảo khi đến tay người nhận hàng vẫn nguyên vẹn, an toàn. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cách đóng gói đối với một số mặt hàng phổ biến cho bạn tham khảo.
Quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu quốc tế
Quy cách đóng gói hàng hóa trong tiếng Anh là Packaging. Có thể hiểu đơn giản thì packaging là tiêu chuẩn, yêu cầu về cách đóng gói hàng hóa. Yêu cầu, tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo hạn chế những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến hàng hóa bên trong trong quá trình vận chuyển.
Quy cách đóng gói hàng hóa giúp giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, đồng thời có thể làm căn cứ để cho những bên liên quan chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển quốc tế.
Đóng gói hàng hóa xuất đi quốc tế cần có quy định chung, cụ thể:
- Bao Bì: Sử dụng các vật liệu đóng gói như bọt khí, mút mềm hoặc túi xốp để giảm thiểu tác động của va đập.
- Cố Định: Dùng băng dính để cố định hộp và tem niêm phong để tránh bị mở ra trong quá trình vận chuyển.
- Chèn Lót: Đối với hàng hóa dễ vỡ và chất lỏng, chèn lót cẩn thận và dán nhãn cảnh báo bên ngoài.
- Hàng Cồng Kềnh: Bọc các góc cạnh sắc nhọn bằng vật liệu phù hợp để tránh hư hỏng.
- Thông Tin Người Nhận: Ghi đầy đủ thông tin như họ tên, số điện thoại và địa chỉ.
Yêu cầu về bao bì của đơn hàng khi đóng gói xuất đi nước ngoài
Quy cách đóng gói hàng hóa xuất đi nước ngoài sẽ bao gồm cả yêu cầu về bao bì, cụ thể như sau:
- Phù Hợp Với Phương Tiện Vận Chuyển: Đảm bảo bao bì phù hợp với hình thức vận chuyển (đường hàng không, biển, bộ).
- Kích Thước: Chọn kích thước thùng phù hợp để tránh làm hư hỏng hàng hóa.
- Độ Bền: Bao bì cần có khả năng chịu va đập, kéo chạm và thấm ướt.
- Khí Hậu: Bao bì cần chống lại sự thay đổi khí hậu và thời tiết.
- Chất Lượng: Tránh tình trạng biến chất, ẩm mốc hoặc bốc mùi.
Tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa quốc tế với từng mặt hàng
Dù có quy định chung về quy cách đóng gói hàng hóa xuất đi nước ngoài, tuy nhiên hiện nay mặt hàng vận chuyển rất đa dạng và phong phú về chủng loại, kích thước, cân nặng, hình thái. Vì vậy vẫn có những quy định chi tiết cho từng loại mặt hàng, tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn.
Dưới đây là quy cách đóng gói chi tiết đối với một số mặt hàng thông dụng:
Đối với hàng hóa là đồ điện tử, công nghệ
Đồ điện tử và công nghệ, như điện thoại, máy tính, và tivi, có giá trị cao và dễ bị hư hỏng do va đập hoặc thay đổi nhiệt độ và độ ẩm. Khi đóng gói các mặt hàng này, cần sử dụng bao bì bảo vệ như bọt khí, mút mềm hoặc túi xốp để giảm thiểu va đập. Bao bì cũng phải khô ráo và sạch sẽ để bảo vệ sản phẩm khỏi ẩm ướt.
Đối với hàng hóa là mỹ phẩm
Mặt hàng mỹ phẩm có 1 đặc điểm là rất dễ hư hỏng nếu ở nhiệt độ không phù hợp. Do vậy mặt hàng này khi đóng gói cần được “nâng niu” cẩn thận.
Có thể sử dụng mút xốp, hạt nở,… để vào trong hộp để lấp đầy khoảng trống nhằm hạn chế sự xê dịch khiếp sản phẩm bị va đập. Bên cạnh đó khi sử dụng vật liệu đóng gói mặt hàng mỹ phẩm, bạn cũng cần loại bỏ các loại có nguy cơ làm tăng nhiệt độ, độ ẩm.
Đối với mặt hàng văn phòng phẩm
Đối với các loại mặt hàng là văn phòng phẩm như sách báo, sổ sách sẽ đơn giản hơn trong việc đóng gói. Bạn chỉ cần xếp gọn gàng sách báo, sổ sách vào trong hộp và đóng với chúng lại. Tuy nhiên bạn nên sắp xếp theo đúng trình tự phân loại theo chủng loại để có thể dễ dàng cố định khi đóng hộp.
Điểm đặc biệt riêng của loại hàng hóa sách báo, văn phòng phẩm là chúng cũng khá nặng nhưng không quá cồng kềnh. Vì vậy bạn nên chọn loại thùng chắc chắn, có kích cỡ vừa phải, không nên dồn hết vào 1 thùng to khiến việc vận chuyển khó khăn, tăng nguy cơ rách thùng.
Ngoài ra đối với việc đóng gói sách báo, văn phòng phẩm cũng cần chú ý đến vấn đề mối mọt để đảm bảo hàng hóa an toàn.
Đối với mặt hàng là thực phẩm khô
Thực phẩm khô cũng không phải là mặt hàng quá khó khăn khi đóng gói xuất đi nước ngoài. Để đảm bảo an toàn bạn nên sử dụng màng PE quấn quanh sản phẩm và hút chân không hoặc sử dụng gói hút ẩm để đảm bảo hàng đảm bảo. Đối với hàng thực phẩm khô bạn cần lưu ý đến hạn sử dụng của sản phẩm để tránh hết hạn sử dụng.
Đối với hàng hóa là đồ gốm sứ, thủy tinh
Gốm sứ, thủy tinh cũng là mặt hàng dễ vỡ và cần sự cẩn thận khi vận chuyển quốc tế để tránh đổ vỡ, nứt làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm. Vì vậy quy cách đóng gói hàng hóa đối với mặt hàng thủy tinh, gốm sứ yêu cầu tuân thủ cẩn thận, nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Ở các góc cạnh của sản phẩm cần bọc kỹ hơn và chèn mút hoặc xốp xung quanh để tránh xê dịch. Để chắc chắn hơn hãy dán keo băng dính bên ngoài và ghi chú “mặt hàng dễ vỡ” để mọi người nhận biết.
Đối với hàng hóa là chất lỏng
Hàng hóa là chất lỏng cần cực kỳ cẩn thận trong khi đóng gói xuất đi nước ngoài, bởi vì chỉ cần chảy ra ngoài là những sản phẩm còn lại cũng bị ảnh hưởng. Một số sản phẩm chất lỏng phổ biến như bia, rượu, sữa, nước ngọt,…
Để đảm bảo an toàn khi đóng gói bạn nên kiểm tra kỹ xem sản phẩm đã được vặn chặt chưa, cho vào một thùng chuyên dụng đồng thời chèn lót xung quanh cẩn thận để chống sốc.
Trên đây là những quy cách đóng gói hàng hóa chung và chi tiết cho từng loại hàng mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc vận chuyển và lưu trữ. Nếu khách hàng cần đóng gói hàng hóa hãy liên hệ với Quý Nam để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: Bưu điện có gửi hàng đi nước ngoài không?
Hotline: 0901 01 8686
Email: 11@quynam.vn
Tôi là Thơ Nhật, hiện đang là chuyên viên tư vấn tại Quý Nam Express. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế, đặc biệt là các tuyến gửi hàng đi Mỹ, Canada, Đài Loan, Úc, Châu Âu,….Tôi tự tin sẽ giúp quý khách gửi hàng đi ra nước ngoài tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.