CIF là gì? Toàn bộ thông tin về điều khoản CIF

CIF là gì

CIF là gì? Toàn bộ thông tin về điều khoản CIF

CIF là gì? Điều khoản này thường xuyên xuất hiện trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Do đó tìm hiểu kỹ về CIF sẽ giúp bạn hiểu rõ trách nhiệm của các bên. Đây là điều cơ bản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cùng tìm hiểu cụ thể về CIF trong bài viết này. 

CIF là gì?

CIF là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu. Hầu như những ai tiếp xúc với hợp đồng ngoại thương đều từng nghe qua CIF. Đây là một trong những điều khoản của Incoterms. Vì thế để tìm hiểu về CIF, trước tiên bạn cần biết về Incoterms.

Incoterms được viết đầy đủ là International Commerce Terms. Incoterms bao gồm tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế, quy định trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.

Trong đó, CIF là một trong những điều khoản thuộc Incoterms. CIF viết tắt từ Cost (tiền hàng), Insurance (Bảo hiểm) và Freight (cước phí). CIF quy định người bán chịu toàn bộ chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích. Nhưng trách nhiệm của người bán đã hoàn thành từ khi hàng được sắp xếp lên tàu tại cảng xuất phát.

CIF là gì

Quy định về chuyển giao rủi ro trong CIF

Chuyển giao rủi ro chính là một điểm đặc trưng quan trọng để phân biệt các điều khoản trong Incoterms. Với điều khoản CIF, rủi to sẽ được chuyển giao tại thời điểm xếp hàng lên tàu ở cảng. Từ thời điểm mày, mọi vấn đề rủi ro xảy ra với hàng hoá sẽ do bên mua hàng chịu trách nhiệm. CIF sẽ được viết kèm theo tên cảng dỡ hàng. Chẳng hạn như hàng được dỡ xuống tại cảng Hải Phòng thì trong hợp đồng sẽ ghi là CIF Hải Phòng.

Người bán sẽ mua bảo hiểm cho hàng hoá và gửi cho bên mua hàng cùng với các giấy tờ liên quan. Vì thế phía bảo hiểm sẽ đứng ra bồi thường trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Trách nhiệm của người bán và người mua hàng theo CIF

CIF quy định rõ trách nhiệm của các bên trong hợp đồng như sau:

Người bán

  • Người bán có trách nhiệm giao hàng hoá đúng theo cam kết.
  • Cung cấp các chứng từ liên quan như vận đơn đường biển, hoá đơn thương mại, giấy phép xuất khẩu, các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho hàng hoá lưu thông. Bên bán hàng sẽ làm thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất khẩu.
  • Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
  • Trả chi phí vận chuyển hàng hoá đến cảng đích của người mua. Toàn bộ chi phí bao gồm phí xếp hàng lên tàu, phí vận chuyển, khai báo hải quan, phí bảo hiểm, thuế xuất khẩu,…
  • Giao hàng tại địa điểm được chỉ định và cung cấp chứng từ gốc sau khi giao hàng.
  • Thanh toán các chi phí kiểm tra hàng  hoá, quản lý chất lượng và đóng gói.

Người mua

  • Thanh toán chi phí mua hàng theo cam kết.
  • Nhận hàng hoá tại cảng như đã thoả thuận.
  • Tiếp nhận hàng và từ thời điểm hàng xếp lên tàu để vận chuyển đi, người mua đã được chuyển giao rủi ro.
  • Nhận các giấy tờ, chứng từ liên quan đến hàng hoá bằng hình thức phù hợp.
  • Thanh toán các khoản phí phát sinh sau khi hàng được giao lên tàu.
  • Thanh toán thuế nhập khẩu, phí dỡ hàng, làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá.
  • Chi trả các khoản phí về kiểm dịch hàng hoá, thủ tục nhập hàng,…

Khi nắm bắt được CIF là gì, bên bán và bên mua hàng sẽ hiểu rõ hơn về trách nhiệm và quyền lợi của mình trong hợp đồng ngoại thương. Và quan trọng nhất là giảm các bất cập trong khi tính cước phí hàng hoá. Từ đó hạn chế tình trạng tranh chấp, làm gián đoạn, ngăn cản cơ hội kinh doanh.

CIF

Cách tính giá hàng hóa theo CIF

Theo CIF, bên bán sẽ chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hoá được giao. Vì thế mức giá sẽ được tính tại cửa khẩu của quốc gia người mua. Mức gía này bao gồm các chi phsi vận chuyển, bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu. Do đó giá CIF được tính theo công thức:

Giá CIF = Giá hàng hoá + Chi phí bảo hiểm + Cước phí vận chuyển

Số CIF là gì?

Mã số CIF hay còn gọi là mã số của khách hàng, mã số công ty tại ngân hàng. Một công ty mở nhiều tài khoản khác nhau tại ngan hàng. Ngân hàng sẽ quản lý các tài khoản này thông qua số CIF. Hay nói cách khác đây là số code của công ty tai ngân hàng cụ thể nào đó.

CIF và FOB khác nhau như thế nào?

Tương tự như CIF, FOB cũng là một điều khoản trong Incoterms. Điều khoản này cũng quy định thời điểm chuyển giao rủi ro là tại cảng xếp hàng. Điểm khác nhau quan trọng của hai điều khoản này chính là cách tính giá phí.

Xét về điều kiện giao hàng, giá CIF bao gồm tiền hàng, phí bảo hiểm và cước vận chuyển. Tàu vận chuyển do người bán book và kiểm tra. Trong khi đó giá FOB chỉ đơn giản là chi phí giao hàng lên tàu.

Xét về bảo hiểm cho hàng hoá, CIF quy định người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng. Mức phí bảo hiểm do hai bên thoả thuận và người bán sẽ trả chi phí này. Ngược lại với FOB, người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm. Lựa chọn bảo hiểm như thế nào là quyết định của người mua hàng.

Từ đó có thể thấy giá CIF = Giá FOB + Chi phí bảo hiểm + Cước phí vận chuyển.

Trường hợp nào nên dùng CIF?

Hiểu được CIF là gì và quy định của điều khoản này sẽ giúp các bên chủ động hơn trong giao dich xuất nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế, bên bán hàng nên lựa chọn giá CIF vì nó đem lại một số lợi ích như:

  • Thu được tiền phí vận chuyển và phí bảo hiểm, tăng thu nhập ngoại tệ.
  • Chủ động trong khâu thuê đơn vị vận chuyển và thời gian vận chuyển hàng.
  • Nhận thêm các khoản chiết khấu, hoa hồng từ đơn vị vận chuyển và bảo hiểm.

CIF là một điều khoản mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người mua chịu chi phí ít hơn nhưng ngược lại trách nhiệm sẽ cao hơn. Bởi vì rủi ro đã được chuyển giao ngay từ thời điểm xếp hàng lên tàu.

FOB

Trường hợp nào nên dùng FOB?

Bên mua hàng nên lựa chọn giá FOB vì các lý do:

  • Tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng.
  • Thanh toán ngoại tệ ít hơn.
  • Chủ động trong quá trình nhập khẩu hàng hoá.

FOB là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm dày dạn. Với quy định của FOB, bên mua hàng sẽ có thêm lợi nhuận nếu thoả thuận giá tốt với đơn vị vận chuyển.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn trả lời câu hỏi CIF là gì. Hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Liên hệ với Quý Nam để được giải đáp các thắc mắc và được tư vấn dịch vụ vận chuyển uy tín hiện nay.

 

5/5 - (1 bình chọn)